Là một trong những ý tưởng đầu tiên trên toàn thế giới; Nhật Bản mới đây đã cho ra mắt vệ tinh bằng gỗ có thể hỗ trợ loại bỏ rác thải trên bầu khí quyển. Đây cũng chính là vấn đề nhức nhối của nhiều nơi trên thế giới hiện nay; khi phần lớn các vệ tinh hiện nay trong quá trình lao về trái đất đã thải ra không ít những mảnh rác kim loại. Nếu một trong số chúng có xảy ra va chạm; điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra đó chính là những mảnh vụn kim loại này có thể lập tức phá hủy những vệ tinh khác; thậm chí là toàn bộ những con tàu vũ trụ đang ở ngoài không gian kia.
Hiểu được vấn đề nan giải đó khá nhiều nơi đang tiến hành nghiên cứu những dự án giúp bảo vệ bầu khí quyển trái đất; trong đó có đất nước Nhật Bản văn minh và tiên tiến. Kết quả là họ đã có khá nhiều đóng góp cho công cuộc này; bằng chứng chính là vệ tinh bằng gỗ. Tuy nhiên ý tưởng này vẫn đang trong giai đoạn được nghiên cứu và phát triển; trước khi tiến hành đem chúng vào áp dụng trong vũ trụ.
Vệ tinh gỗ đầu tiên
Để giảm thiểu phần rác thải bên ngoài vũ trụ; Nhật Bản cũng đã hết sức nỗ lực nghiên cứu về vệ tinh được làm bằng gỗ. Câu hỏi được đặt ra là; việc vệ tinh có kết cấu bằng gỗ liệu có bị phá hủy hoàn toàn; khi chúng lao về trái đất hay không? Đây chính là những khúc mắc mà các nhà khoa học đang ngày đêm giải đáp để đưa ra một hướng đi hợp lí hơn. Việc tìm một loại gỗ có thể phù hợp và thích nghi với môi trường chân không của vũ trụ là một trong những vấn đề nan giải.
Và đã biến những ý tưởng này thành hiện thực, công ty chế biến gỗ Sumitomo Forestry của Nhật Bản đã kết hợp cùng với Đại học Kyoto. Họ đã cùng nhau hợp tác và nghiên cứu để có thể tìm tòi và khám phá nhiều nguyên liệu hơn. Từ đó mới có thể sẵn sàng biến vệ tinh được làm bằng gỗ trở thành hiện thực. Và theo như dự đoán thì dự án công nghệ mới này của họ có thể hoàn thành vào năm 2023.
Sự lo ngại từ thực tế
Việc lo ngại nhất mà các nhà khoa học đã và đang lường trước; đó chính là việc các vệ tinh khi lao về trái đất sẽ có thể cháy từ đó tạo ra các hạt alumin. Và chúng có thể tồn tại trong khí quyển rất nhiều năm sau. Thế nhưng đối với các vệ tinh được làm từ gỗ khi thực hiện hồi quyển có thể cháy hoàn toàn; đặc biệt không để lại hay tạo ra bất cứ chất thải nào cho bầu khí quyển. Từ đó cũng có thể bảo vệ được ít nhiều sự sạch sẽ cho không gian vũ trụ.
Vấn đề nan giải hiện nay
Tính từ tháng 10 năm 2020 đã có 1 sự kiện vũ trụ khiến nhiều người hoang mang và lo lắng; đó chính là tình huống khi 2 mảnh rác lớn của vũ trụ gần như chạm vào nhau. Chúng chính là một trong những bộ phận của vệ tinh dẫn đường thuộc quyền kiểm soát của nước Nga; nhưng đến nay đã không còn được đưa vào hỏa động; một nửa còn lại thuộc về tên lửa đã được phóng từ năm 2009; thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc. Điều đáng lo ngại lúc bấy giờ là; nếu xảy ra sự va chạm chúng có thể tạo ra đám mây mảnh vụn; và điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến các vệ tinh cũng như tàu vũ trụ.
Nguồn: Genk.vn