Đời Sống Giáo Dục

Phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả giúp bé bắt kịp bạn bè

Dạy trẻ chậm nói khi và chỉ khi khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các giai đoạn phát triển thông thường của một trẻ nhỏ. Việc hỗ trợ dạy trẻ chậm nói tại nhà là điều hết sức cần thiết để cải thiện chứng chậm nói của bé. Giúp bé có cơ hội hòa nhập, giao tiếp với thế giới bên ngoài một cách nhanh chóng.

Trẻ mắc chứng chậm nói ngày càng gia tăng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, hoang mang vì không biết phải làm gì và phải bắt đầu từ đâu để giúp con. Làm sao để giúp trẻ chậm nói nhanh biết nói có thể bắt kịp bạn bè trang lứa? Điều trị theo phương hướng nào là hiệu quả? Tôi không có quá nhiều thời gian để đưa con đến trung tâm điều trị bệnh chậm nói là những câu hỏi phụ huynh rất quan tâm. Trong bài viết này Jui.vn xin gợi ý tới quý phụ huynh cái nhìn toàn diện về cách điều trị. Cùng tham khảo ngay 8 lời khuyên khi dạy trẻ chậm nói dươi đây nhé

Nên đưa con đi khám

Trước tiên, cha mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ lại chậm nói. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với con yêu của bạn. Trường hợp mọi bộ phận trên cơ thể con đều phát triển bình thường có thể con chậm nói là do tâm lý. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ mới kết luận được chính xác nguyên nhân khiến con bạn chậm nói là gì.

Nói chuyện với con nhiều hơn

Việc giao tiếp với trẻ hàng ngày sẽ làm tăng mức độ thân thiết, gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt. Bởi ngay từ giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi trẻ đã biết hóng chuyện và tập nói những chữ đơn giản. Vì vậy, ngay từ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên nói với con nhiều hơn để con làm quen dần với âm thanh.

Khi nói chuyện, cha mẹ nên nói chậm, phát âm rõ ràng để con có thể nghe và phản ứng lại. Đồng thời con sẽ dễ dàng bắt chước những lời nói đó hơn. Bạn có thể kết hợp thêm các động tác tay khi nói để con cảm thấy thích thú khi làm theo. Ví dụ, dạy con nói từ “bai bai” cha mẹ vừa nói vừa đưa tay con lên vẫy vẫy. Thường xuyên lặp lại hành động ấy để hình thành thói quen cho bé. Nếu gặp những tình huống tương tự, con yêu sẽ có phản ứng ngay mà không cần cha mẹ nhắc nữa.

day-con-doc-sach

Ngoài ra, bạn có thể nói với trẻ về những việc mình đang làm để con dễ hình dung hơn lời nói đó có nghĩa là gì. Ví dụ, bạn có thể nói “mẹ nhặt rau để nấu cơm nhé” hay “mẹ tắm cho Bin nhé”… Cha mẹ hãy nói rõ từng từ một để trẻ dễ học theo. Trong trường hợp trẻ không có phản ứng với những chuyện mà bạn đang nói thì cũng đừng buồn và đừng vội bỏ cuộc. Chỉ cần cha mẹ kiên trì nói chuyện với con, bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà con có thể nói được.

Khen ngợi để trẻ thích nói chuyện

Bất cứ hành động nào của trẻ được khen ngợi, trẻ sẽ thích làm điều đó nhiều lần hơn. Quá trình học nói của trẻ cũng vậy. Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên khen ngợi nếu con phát âm được những từ mà mình dạy. Có thể chỉ là những tràng vỗ tay nhưng đem lại tiếng cười, sự thích thú cho trẻ. Đây là một trong những cách tốt nhất để động viên, khuyến khích trẻ nói nhiều hơn mỗi ngày.

Dạy con học, đọc sách cho con nghe

phuong-phap-day-tre-cham-noi-1

Cha mẹ có thể mua bộ thẻ về các con vật, loài hoa, ô tô… để dạy bé học. Nên hỏi bé bằng những câu đố để bé đoán xem đó là hình gì. Nếu con đoán đúng hãy khen ngợi để con thích thú hơn với việc học. Nên tạo nhiều trò chơi để việc học kiến thức, học nói của con hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thời gian học mỗi lần không nên quá dài để con không bị chán.

Ngoài ra, đọc truyện cho con nghe cũng là cách để con học được nhiều từ mới hơn. Sách dành cho trẻ em thường được viết với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu. Thông qua những câu chuyện cha mẹ có thể giáo dục con, dạy cho con biết cách mà mọi người nói chuyện với nhau như thế nào.

Tạo môi trường để con nói nhiều hơn

Hãy cho con đến những nơi có nhiều bạn tầm tuổi của con để con được chơi đùa vui vẻ. Có thể khi mới gặp nhau, các con sẽ hơi rụt rè và ít nói. Nhưng cha mẹ hãy làm cầu nối cho con và các bạn bằng cách tạo ra các trò chơi để bọn trẻ có thể chơi chung. Chắc chắn các con sẽ trở nên thân thiết và nói chuyện nhiều hơn.

Hơn nữa, trẻ con rất dễ bắt chước các hành động, lời nói của nhau, nên chắc chắn việc làm này có tác động tích cực đến quá trình học nói của bé. Cha mẹ hãy cho con đi học, chơi chung với các bạn gần nhà,… để nhìn thấy rõ sự thay đổi của con mỗi ngày.

Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Trong quá trình tập nói có thể bé sẽ nói sai, nói ngọng nhiều. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không bắt chước những từ ngữ mà trẻ nói sai. Làm như vậy có thể hình thành thói quen phát âm không chuẩn. Dẫn đến về sau rất khó để sửa cho bé.

tre-cham-noi

Hạn chế cho con xem điện thoại, tivi nhiều

Không nên cho con xem điện thoại, tivi nhiều. Vì trẻ chỉ nghe, nhìn chứ không tương tác nói chuyện qua lại. Điều đó, không có tác động tích cực nào đến quá trình học nói của bé. Những chương trình hấp dẫn trên các thiết bị thông minh sẽ thu hút bé hơn khiến bé không thích thú với những sự vật, sự việc xung quanh mình. Hơn nữa, xem tivi, điện thoại nhiều con dễ mắc các tật về mắt như cận thị, loạn thị, lác…

Không nôn nóng khi dạy trẻ chậm nói

day-tre-cham-noi

Nhiều cha mẹ chỉ muốn con nói được càng nhiều càng tốt, nên dạy con những câu dài, phức tạp. Tuy nhiên, con lại không thể nói lại được toàn bộ câu đó. Thậm chí chỉ nói được 1 từ cuối cùng nghe được. Sự nôn nóng của cha mẹ lúc này chỉ mang lại những trạng thái tiêu cực như thất vọng, chán nản dẫn đến hành động quát mắng con. Cha mẹ nên hiểu rõ hơn về tình trạng chậm nói của con mình. Chỉ nên dạy những câu nói có độ dài vừa phải. Đừng ép con phải nói được nhiều như mình mong muốn. Vì như vậy con sẽ mắc tâm lý sợ nói. Khi đó, việc dạy con chậm nói sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều vì phải điều trị thêm về mặt tâm lý cho con.

Việc dạy con chậm nói cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì của cha mẹ. Hãy dành thời gian nhiều hơn để nói chuyện, chơi đùa cùng con, dạy con nói những từ đơn giản nhất. Rồi từng ngày cảm nhận sự thay đổi tích cực từ con yêu của mình.

Nguồn: Manulife.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *