Tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột; thuộc họ Picornaviridae gây ra. Trẻ em là đối tượng chủ yếu mắc bệnh. Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có các bóng nước ở miệng, cổ họng; lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh hậu môn, mông, đầu gối…
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện; nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Thực tế, trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm; đặc biệt vào mùa mưa – đây là thời điểm bệnh dễ bùng phát thành dịch.
Do đó, phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hữu hiệu nhất; là chăm sóc sức khỏe của trẻ thật tốt. Nếu bác sĩ không chỉ định bé nhập viện; bạn hãy áp dụng các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ; để bé mau khỏi bệnh.
Biến chứng bệnh tay chân miệng
- Viêm màng não: Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não; nếu virus xâm nhập vào màng não hoặc dịch não tủy.
- Viêm não: Tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra; là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể gây rối loạn ngôn ngữ; mất trí nhớ, thậm chí là tử vong. Tin vui là tình trạng viêm não là một biến chứng hiếm gặp; khi trẻ bị bệnh tay chân miệng.
- Bội nhiễm: Các bóng nước có thể bị vỡ và nếu không được chăm sóc đúng cách; có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm vết thương gây nguy hiểm cho trẻ. Các bóng nước trong miệng vỡ ra khiến trẻ bị xót; đau rát dẫn tới bỏ ăn, uống khiến cơ thể bị suy nhược.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Có một số thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng lên các vết loét trong miệng; hoặc cổ họng của trẻ. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau nhằm giảm bớt triệu chứng đau rát; khó chịu của trẻ:
- Cho trẻ ăn kem, sinh tố, trái cây mềm ướp lạnh
- Uống đồ lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước ướp lạnh
- Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây họ cam quýt; nước trái cây và soda
- Tránh thức ăn mặn, cay, chua hay nóng
- Ăn thức ăn lỏng, mềm (những thức ăn không đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều)
- Nếu trẻ lớn và biết súc miệng, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể dùng gạc rơ miệng và làm vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ. Điều này khiến các vết loét ở miệng bớt đau, giảm phản ứng viêm giúp trẻ có thể ăn uống được.
- Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch và thoáng. Bạn có thể bôi thuốc xanh methylen lên các vết loét nhằm hạn chế nhiễm trùng
- Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách
- Bạn có thể cho bé sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa về liều lượng cũng như cách sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin vì có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng đơn giản mà hiệu quả
Ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm và có thể bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị nên tốt nhất bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ bé yêu mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện là:
- Rửa tay cẩn thận: Hãy chắc chắn rằng, bạn rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, cho bé đi vệ sinh hoặc thay tã cho bé, trước khi chuẩn bị thức ăn và cho bé ăn. Nếu không có xà bông và nước, bạn hãy sử dụng gel rửa tay.
- Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ: Tẩy rửa nhà cửa và đồ chơi của trẻ bằng Cloramin B theo đúng hướng dẫn sử dụng.
- Khử trùng các khu vực chung: Các nhà trẻ nên dùng Cloramin B để tẩy rửa sàn lớp học, đồ chơi, sân chơi của trẻ theo một lịch trình cụ thể.
- Dạy con giữ vệ sinh sạch sẽ: Nếu trẻ đã lớn, bạn hãy dạy trẻ cách biết giữ vệ sinh cá nhân, không mút tay hay ngậm bất kỳ vật gì, dạy trẻ biết che miệng đúng cách khi ho hay hắt hơi… Ngoài ra, đừng quên dạy trẻ giữ vệ sinh nơi công cộng và hạn chế đụng vào các đồ vật nơi công cộng.
- Cô lập trẻ bị bệnh hay người chăm sóc trẻ bị bệnh: Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, trẻ bị bệnh và người chăm sóc trẻ cần tránh xa mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhằm hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng.
Nguồn: Hellobacsi.vn