Gia Đình Lối Sống

Những cách khích lệ của cha mẹ giúp con trở nên tự tin hơn

Sự nhút nhát, rụt rè sẽ không làm cho con bạn cảm thấy tự tin. Biết được điều đó, các bậc cha mẹ là những người thân yêu bên cạnh con nhất cần phải có những phương pháp hiểu quả để giúp con bạn trở nên tự tin hơn. Điều này sẽ không quá khó khăn nếu bạn thực sự có quyết tâm. Tự tin sẽ giúp trẻ đối mặt với nhiều thứ, đứng trước đáp đông, tự tin nói chuyện với mọi người. Vậy tại sao mình không thể giúp con bằng chính khả năng của bản thân đúng không nào.

Giúp trẻ trở nên tự tin hơn trong cuộc sống đó chính là nghĩa vụ của các bậc cha mẹ. Bởi không có đứa trẻ nào khi sinh ra đã có đủ sự tự tin cả. Cha mẹ có thể giúp con bằng cách nâng cao tính cách, cho con những kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng là người tạo cho con một môi trường sống phù hợp nhất.

Kiểm soát lời khen giúp trẻ tự tin

Tất nhiên, những lời khen ngợi là rất cần thiết để khuyến khích trẻ trong cuộc sống. Dù chỉ làm được những việc nhỏ như biết lẫy, trườn hay vẽ những bức tranh đơn giản cũng phải tăng cường sự tự tin cho trẻ. Nhưng cha mẹ cũng nên tiết chế việc khen con cái và không nên lạm dụng điều này.

Kiểm soát lời khen giúp trẻ tự tin

Ví dụ, khi bé làm những điều tích cực, hãy khen ngợi bé để bé có cảm hứng. Thế nhưng, cha mẹ không nên phóng đại thành tích của mình. Đặc biệt, nếu trẻ có biểu hiện không tốt như vứt quần áo, vẽ bậy lên bàn ghế,… cha mẹ không khen mà cần ngăn trẻ lại. Khen ngợi những trường hợp sai sẽ không giúp trẻ tự tin hơn. Bởi, hành động đó sẽ khiến trẻ hình thành thói quen xấu.

Nêu những tấm gương điển hình cho con học hỏi

Ngoài cha mẹ, những tấm gương khác cũng nên là tấm gương để truyền cảm hứng cho trẻ. Những câu chuyện về “người thật việc thật” có hoàn cảnh khó khăn. Những người xuất thân khó khăn đã tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội. Sau đó, họ sẽ trở thành động lực quan trọng truyền cảm hứng cho các em tự tin hơn trong cuộc sống.

Tôn trọng quyết định của trẻ – Cách dạy con tự tin làm chủ cuộc sống

Dù trẻ có là ai và tính cách ra sao, hãy để trẻ luôn là chính mình và lựa chọn con đường tương lai. Trong thời gian này, cha mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn trẻ. Đồng thời, cho trẻ lời khuyên tốt nhất và tôn trọng quyết định của trẻ.

Xóa “nhút nhát” ra khỏi từ điển của trẻ

Cha mẹ cần chú ý hơn khi mô tả trẻ bằng những từ có thể gây ra tác động tiêu cực, chẳng hạn như “nhút nhát”. Chia sẻ của nhiều giáo viên cho thấy, những phụ huynh đưa con đến lớp ngay từ đầu thường nói: “Bé nhút nhát lắm”. Việc này sẽ làm cho trẻ ăn bám phụ huynh, nhường nhịn và vô cùng kém cỏi.

Xóa "nhút nhát" ra khỏi từ điển của trẻ

Tất nhiên, một số sẽ dè dặt hơn nhiều những đứa trẻ khác. Nhưng việc tạo cho chúng đặc điểm này sẽ chỉ khiến chúng thu mình vào vỏ hơn. Thậm chí, cha mẹ sẽ rất khó phá vỡ tính nhút nhát của con hơn.

Giúp con tự tin bằng việc khuyến khích khi có thể

Nếu có thể, hãy khuyến khích và động viên trẻ. Vì chúng thường đo lường những điều chúng làm bằng những việc bạn nghĩ. Tuy nhiên, hãy chú ý đến thực tế khi khen trẻ. Nếu con bạn không cố gắng, hãy khuyến khích con làm việc chăm chỉ thay vì khen ngợi kết quả.

Giúp con đặt những mục tiêu thực tế

Khi con bạn bắt đầu chơi bóng đá, ước mơ ban đầu của trẻ là trở thành thành viên của đội Olympic. Tuy nhiên, ngay cả khi điều đó là không thể đạt được trong một đội bóng lớp. Bạn vẫn cần hướng trẻ đến mục tiêu thực tế hơn. Đặt ra những mục tiêu thực tế để trẻ không bị thất bại.

Nguồn: Giadinh.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *