Bệnh teo não ở người già còn được gọi là bệnh thoái hóa não tự nhiên do tuổi tác. Đó là những triệu chứng nghiêm trọng xảy ra ở hệ thần kinh trung ương. Nó liên quan đến hội chứng mất dần tế bào thần kinh; hoặc mối liên kết giữa những tế bào này bị phá hủy. Não bộ của người mắc bệnh teo não thường có hình sọ não thẳng nghiêng.
Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh teo não ở người già. Tuy nhiên, khi tổng hợp các ca bệnhl giới chuyên gia thường tìm thấy sự liên quan giữa bệnh teo não ở người già; với các yếu tố tuổi cao, tính di truyền hoặc các bệnh lý khác như cao huyết áp; tụt huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ… Hãy cùng bài viết tìm hiểu những cách phòng chống bệnh teo não ở người già; qua những phương pháp đơn giản sau.
Biến chứng của bệnh teo não ở người già
Bệnh teo não tự nhiên thường diễn ra ở người từ 55 tuổi trở lên. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng; đến hoạt động sống thường ngày. Khi tiến đến giai đoạn nặng, bệnh nhân thường phải đối mặt với những rắc rối; về vấn đề tự chăm sóc bản thân.
Lâu dần, bệnh nhân teo não không thể duy trì cuộc sống một mình. Họ không thể nuốt thức ăn và đồ uống một cách thuận lợi. Từ đó, thực phẩm sẽ “lạc” vào phổi; khiến họ mắc thêm bệnh viêm phổi.
Một biến chứng thường gặp khác ở những bệnh nhân teo não giai đoạn nặng; là nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể bị liệt toàn thân;; không thể di chuyển nên phải nằm một chỗ. Họ cũng không kiểm soát được việc tiểu tiện của bản thân; nên phải đặt ống thông tiểu. Nếu ống thông tiểu không được vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng; bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, khi bị mất định hướng hoặc cơ thể yếu ớt; bệnh nhân rất dễ bị té ngã. Điều này làm tăng nguy cơ bị gãy xương hoặc các chấn thương nghiêm trọng khác.
Cách phòng ngừa bệnh teo não ở người già
Với quy luật lão hóa tự nhiên, chúng ta không thể điều trị bệnh teo não ở người già nhưng hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh khi chưa đến giai đoạn mắc bệnh.
Việc chủ động phòng bệnh teo não ở người già từ khi còn khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể làm chậm quá trình teo não tự nhiên. Đến khi mắc bệnh, bệnh nhân cũng sẽ có những triệu chứng và biến chứng ít nghiêm trọng hơn.
Để phòng tránh bệnh này, bạn cần một chế độ ăn lành mạnh với nhiều loại thực phẩm có lợi cho não; chế độ sinh hoạt, vận động và làm việc hợp lý.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên có đầy đủ các loại chất dinh dưỡng. Đặc biệt, omega-3 là dưỡng chất duy trì khối lượng, kích thước và kích thích não hoạt động mạnh mẽ.
Bạn cần hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp hoặc các loại thức ăn nhanh. Đó là những loại đồ ăn thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, teo não và làm sa sút khả năng tư duy.
Không uống quá nhiều rượu bia, không hút thuốc hoặc dùng chất kích thích cũng là cách kéo dài tuổi thọ của não.
Trong chế độ dinh dưỡng thường ngày, bạn cần tích cực bổ sung các loại dưỡng chất đặc biệt tốt cho não như vitamin B12, axit folic, vitamin E, C… Tuy nhiên, liều lượng thích hợp ở mỗi người khác nhau. Vì thế, bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn dinh dưỡng để biết mình nên bổ sung như thế nào cho hợp lý.
Chế độ sinh hoạt, vận động
Ngay từ khi cơ thể còn khỏe mạnh, bạn hãy duy trì thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Khi bạn ngủ sâu là lúc não thư giãn và nghỉ ngơi. Những người thường xuyên mất ngủ sẽ bị mất khả năng tập trung, khả năng xử lý thông tin cũng sẽ giảm sút. Ngược lại, khi có giấc ngủ chất lượng, bạn sẽ luôn thấy tươi tỉnh, mức độ tập trung và sự nhanh nhạy cũng được cải thiện đáng kể.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để duy trì lượng máu lưu thông đến não. Điều này làm tăng sức mạnh liên kết giữa các mô và các tế bào thần kinh. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng bạn có thể áp dụng mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đạp xe, yoga…
Để tập thể dục cho não, bạn hãy dành thời gian để chơi các trò chơi trí tuệ như đánh cờ tướng, nhìn hình đoán chữ, rubik… Bạn cũng cần khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát kịp thời những yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe não bộ.
Nguồn: Hellobacsi.vn