Năm vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng đáng kể của hệ sinh thái Grab thông qua quan hệ đối tác với các công ty hàng đầu thế giới như Toyota, Hyundai, Microsoft và Mastercard. Grab cũng ký kết hợp tác với các nhà vô địch quốc gia và các nhà lãnh đạo ngành trong khu vực như Central Group và Kasikornbank của Thái Lan, OVO của Indonesia, Bank BTN và Bank Mandiri, United Overseas Bank của Singapore, SM Investment Corporation của Philippines, Moca của Việt Nam và Maybank của Malaysia, cùng những người khác.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 3 năm 2018, Grab Financial Group đã chứng kiến lượng giao dịch hàng tháng của mình tăng gần 5 lần tính đến tháng 12 năm 2018. Trong cùng kỳ, GrabExpress cũng tăng khối lượng giao hàng tức thì và trong ngày hơn ba lần theo khu vực và hiện đã có ở 150 thành phố. Mới đây nhất Grab Financial Group nhận hơn 300 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A.
Bất ngờ Grab Financial Group nhận hơn 300 triệu USD từ các nhà đầu tư
Sáng nay 14/1/2021, Công ty tài chính Grab (Grab Financial Group), thành viên Grab-nền tảng ứng dụng đa dịch vụ, vừa thông báo nhận hơn 300 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A.
Vòng gọi vốn Series A do Hanwha Asset Management; công ty quản lý tài sản hàng đầu Hàn Quốc, dẫn dắt. Các nhà đầu tư khác trong vòng gọi vốn này gồm có K3 Ventures, GGV Capital, Arbor Ventures và Flourish Ventures.
Grab Financial Group có nhiều bước phát triển
Vòng gọi vốn này diễn ra trong bối cảnh Grab Financial Group có nhiều bước phát triển; trong đó đặc biệt là các dịch vụ mới.
Cụ thể, lượng người dùng hàng tháng của AutoInvest; dịch vụ quản lý tài sản bán lẻ của GFG; đã tăng gần gấp đôi vào tháng 12/2020. Dịch vụ phân phối sản phẩm bảo hiểm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đột phá với lượng người dùng hàng tháng tăng gấp 4 lần; đạt hơn 4,5 triệu người dùng chỉ trong vòng 3 tháng.
Mới đây, liên doanh Grab-Singtel cũng đã được Cơ quan Tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore) lựa chọn để cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số.
Được biết, Grab Financial Group cung cấp các khoản thanh toán và dịch vụ tài chính; thông qua hoạt động cho vay, bảo hiểm và quản lý tài sản bán lẻ trong khu vực;… nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư mới sẽ được sử dụng để phát triển dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Chia sẻ Giám đốc Điều hành Hanwha Asset Management
Trong khi đó, theo ông Yong Hyun Kim, Giám đốc Điều hành Hanwha Asset Management; “Chúng tôi kỳ vọng GFG sẽ tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân; nhờ vào mô hình kinh doanh sáng tạo; năng lực nắm bắt xu hướng tiêu dùng liên tục thay đổi; cùng với mối liên hệ đồng bộ với Grab – kỳ lân lớn nhất Đông Nam Á.
Đồng thời, chúng tôi vô cùng phấn khởi; khi đầu tư vào một doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội cao; cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân chưa có tài khoản ngân hàng; hoặc chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính trong khu vực. Chúng tôi cũng rất vui mừng khi có cơ hội dẫn dắt vòng gọi vốn Series A cho GFG; với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của Hanwha trong lĩnh vực công nghệ tài chính cũng như thực hiện cam kết đầu tư của chúng tôi trong lĩnh vực này.”
Tại Đông Nam Á, có hơn 70% người trưởng thành vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng và hàng triệu doanh nghiệp SME cần huy động nguồn vốn. GFG đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài chính cho các nhóm dân số này; đồng thời thu hẹp khoảng cách về tài chính toàn diện trong khu vực. Với việc đại dịch COVID-19 đang đưa ngày càng nhiều người dùng và doanh nghiệp lên nền tảng trực tuyến; GFG đang có ưu thế mang hàng loạt dịch vụ tài chính kỹ thuật số ; để hỗ trợ hàng triệu người dân Đông Nam Á.
Nguồn: Vtv.vn