Đời Sống Giáo Dục

4 kiểu nuôi dạy con cái phổ biến của các bậc cha mẹ Việt Nam

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không nhà nào là giống nhà nào. Câu này có nghĩa là mỗi gia đình, sẽ có một hoàn cảnh, một phương pháp giáo dục con khác nhau. Nhưng nhìn chung đều muốn con trẻ hạnh phúc và thành công trong tương lai. Trong tâm lý học ngày nay, có 4 kiểu cha mẹ dạy con khá phổ biến. Cụ thể là kiểu cha mẹ áp đặt, kiểu cha mẹ thờ ơ, cha mẹ kỷ luật thép, cha mẹ kiểu bạn bè. Mỗi kiểu dạy mang những đặc điểm khác nhau. Dẫn đến sự phản ứng khác nhau ở trẻ em là điều dễ hiểu.

Mặc dù không có phong cách làm cha mẹ nào là hoàn toàn đúng hay sai, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra mỗi cách nuôi dạy con đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Bài viết lần này sẽ giúp các bạn giải mã bạn thuộcphong cách làm cha mẹ nào. Từ đó đưa các đề xuất chung về cách nuôi dạy thành viên con cái sao cho hạnh phúc, có trách nhiệm, có ích cho xã hội. Còn chần chờ gì nữa, xem ngay tại Jui.vn thôi nào!

Kiểu cha mẹ áp đặt

kieu-cha-me-ap-dat

Những bậc cha mẹ thuộc tuýp này thường ít khi chịu lắng nghe con cái. Họ luôn tin rằng mình đúng ở bất kỳ trường hợp nào. Tư tưởng “Tôi là cha mẹ, tôi làm ra tiền, tôi nuôi con ăn học,… nên con tôi phải luôn vâng lời luôn hiện hữu trong suy nghĩ của mẫu cha mẹ này.

Ưu điểm: Khi trẻ con có những đòi hỏi vô lý và trở nên ngỗ ngược, cha mẹ có thể dùng quyền “phủ quyết” để đưa bé con trở về trật tự vốn dĩ.

Khuyết điểm: Gây nhiều ức chế cho con trẻ. Lâu dần có thể hình thành sự bất phục và thái độ chống đối ngấm ngầm ở con.

Cha mẹ kiểu vô tư

Nếu tự kiểm điểm thấy mình không biết bé con đang chơi với những bạn nào ở lớp mẫu giáo; không có khái niệm về việc bé thích và ghét món gì,… bạn đích thị là kiểu cha mẹ vô tư. Mới nghe qua thì có vẻ vô lý. Nhưng xã hội hiện nay đang tồn tại một lớp phụ huynh vô tư ỷ lại vào ông bà nội ngoại. Thậm chí là người giúp việc chăm cháu.

Ưu điểm: Cha mẹ có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào sự nghiệp hoặc các niềm đam mê khác trong cuộc sống.

Khuyết điểm: Cha mẹ và con thiếu sự gắn kết tình cảm. Khi trẻ lớn lên, chúng sẽ không cảm thấy gắn bó với bậc sinh thành của mình.

Kiểu cha mẹ kỷ luật thép vì bảo bọc con

cha-me-kieu-bao-boc

Ắt hẳn bạn cũng đã thấy đâu đó ngoài đời hoặc trên phim kiểu cha mẹ này. Họ có thể cấm bé con không được nghịch đất vì sợ vi trùng có thể tấn công con. Hoặc không cho bé đến nhà bạn chơi qua đêm vì “Tôi không yên tâm khi phải xa bé quá lâu”.

Ưu điểm: Các bậc phụ huynh kiểu này biết được điều gì nên làm và nên tránh. Từ đó, bạn có thể bảo vệ bé yêu một cách tuyệt đối trong vòng kiểm soát của mình.

Khuyết điểm: Mẹ ơi, bé con tuy nhỏ nhưng cũng cần có khoảng trời riêng để “vẫy vùng” đó mẹ. Nếu quá bảo bọc con, bạn có thể vô tình làm cho bé ỷ lại hoặc nhút nhát. Dẫn đến khó hòa nhập với xã hội sau này.

Cha mẹ kiểu bạn bè

Trong tất cả các hình mẫu cha mẹ thì đây là kiểu trung hòa và nên được noi theo nhất. Kiểu cha mẹ bạn bè luôn đặt mình vào suy nghĩ của con để hiểu được vì sao trẻ muốn làm thế. Ngoài ra, với tư cách bạn bè, cha mẹ cũng có thể giáo dục con cái một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn nhận được tôn trọng từ con. Ông bà ta vẫn bảo, cách tốt nhất để dạy dỗ một đứa trẻ là hãy làm gương cho chúng noi theo cơ mà.

Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của kiểu cha mẹ bạn bè là luôn được con tin tưởng; yêu thương và thường xuyên tham vấn ý kiến. Do bởi “Đây là bạn của mình mà”.

Khuyết điểm: Nếu cha mẹ không thật sự cứng rắn trong một số trường hợp, trẻ có thể “lạm quyền” bạn bè và bất tuân mệnh lệnh của cha mẹ (nhất là những trẻ thông minh).

Nguồn: Focus.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *